Mục lục [Hiện]
  1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
  2. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sử dụng đất tại Việt Nam
  3. Quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  4. Nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư nước ngoài
  5. Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
    1. 5.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
    2. 5.2 Trình tự thủ tục
  6. Dịch vụ hỗ trợ người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì? Điều kiện và thủ tục

Định cư nước ngoài luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Với mong muốn tìm kiếm cuộc sống mới và cơ hội thoát khỏi tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều người Việt Nam lựa chọn định cư ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Đức,... Vậy điều kiện và các thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào? Hãy theo dõi các thông tin quan trọng có trong bài viết dưới đây

Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt nam được quy định như sau:

Điều 3 khoản 3 Nghị định Số:138/2006/NĐ-CP đã quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài".

Khái niệm này đã được khẳng định lại tại Điều 3 khoản 3 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài".

Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 loại chính đó là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

  • Công dân Việt Nam là những người mang Quốc tịch Việt Nam (Theo Điều 49 Hiến pháp năm 1992).
  • Người gốc Việt Nam định cư tại nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Theo Điều 3 khoản 4 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).

Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Căn cứ vào điều 169 và Điều 186 của Luật Đất đai năm 2013, người Việt Nam định cư nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định về pháp luật thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất tại Việt Nam. 

Theo đó, người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc nhận quyền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam được phép sử dụng ổn định lâu dài. Nếu muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện theo trình tự các thủ tục và chịu nghĩa vụ tài chính tương tự như đối với công dân Việt Nam khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Cùng với đó, tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định cụ thể về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó có đối tượng người Việt Nam định cư nước ngoài. Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam đang định cư nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và sở hữu nhà ở thông qua các hình thức: 

  • Mua, thuê mua nhà ở của thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; 
  • Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
  • Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự xây dựng nhà ở theo quy định của Pháp luật. 

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam hợp pháp

Căn cứ vào quy định Luật nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở nếu được nhập cảnh vào Việt Nam. Tại Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở có quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở hợp pháp như sau:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. Bên cạnh đó, phải kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cụ thể hơn, tại điều 169 của Luật đất đai năm 2013 quy định về việc người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài nhưng nhận được quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

  • Người Việt Nam định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

Cùng với đó, việc nhận quyền sử dụng đất chỉ được thông qua hình thức mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Nếu trong trường hợp chỉ nhận quyền sử dụng đất mà gắn liền với việc sở hữu nhà ở thì không được phép nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này bạn chỉ nhận được giá trị của quyền sử dụng mảnh đất đó mà không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

>>> Xem thêm: Người Việt Nam định cư ở nước nào nhiều nhất

Quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tại khoản 3 Điều 3 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) có quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” 

Một trong các giấy tờ sau có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam như: Giấy khai sinh, nếu giấy khai sinh không chứng minh được quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của bố mẹ; Chứng minh thư (CMND/CCCD); Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định nhập quốc tịch Việt Nam; Quyết định cho trở lại nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định về quyền nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Theo điểm d Khoản 1 Điều 169 của Luật đất đai năm 2013 ghi nhận.

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.

Quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

2. Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về việc sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất như sau:

a) Quyền và nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất Đai năm 2013. 

b) Chuyển quyền sử dụng đất khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật Đất đai năm 2013. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 186 thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật Đất đai và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở. Trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Nếu người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở để định cư tại Việt Nam cũng cần trải qua nhiều giai đoạn và quy trình rắc rối. Tương tự như trên, thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có thể phức tạp và phụ thuộc vào nhiều quy định của Luật pháp Việt Nam. Sau đây là các bước thủ tục giúp Việt Kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam hợp pháp.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu).
  • Các giấy tờ chứng minh việc người đề nghị thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc và quốc tịch Việt nam của người đề nghị.
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng).
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân.
  • Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính.

Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải xin được giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Trình tự thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai của địa phương sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu đủ điều kiện sẽ gửi thông tin địa chính đến Cơ quan Thuế để xác minh nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho Việt kiều.

Bước 5: Nộp lệ phí địa chính.

Lưu ý: Nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình làm các thủ tục xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hãy liên hệ Vietnam Booking để được tư vấn định cư nhanh chóng. 

Dịch vụ hỗ trợ người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tổng kết lại, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn sở hữu đất đai và nhà ở tại Việt Nam cần tuân thủ nhiều quy định của Pháp luật. Mặc dù quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng lợi ích mang lại cho Việt Kiều là rất lớn. Vì vậy, ngay từ bây giờ nếu muốn định cư ở nước ngoài, bạn phải có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng để hoàn thành quyền và nghĩa vụ công dân của mình.

Với mục tiêu lấy niềm tin của khách hàng làm phương châm trong chất lượng dịch vụ, Vietnam Booking là một cái tên làm visa hàng đầu Việt Nam hiện nay. Khi đăng ký dịch vụ làm visa tại đây, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ và hướng dẫn bạn chuẩn bị giấy tờ theo đúng quy trình. Từ đó giúp bạn có trên tay tấm visa đi nước ngoài và nhanh chóng và thuận lợi. Đặc biệt, Vietnam Booking xin cam kết bảo mật thông tin của quý khách hàng an toàn và trả kết quả visa đúng hẹn.

Vietnam Booking - Dịch vụ làm visa

Vietnam Booking - Dịch vụ hỗ trợ người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Trên đây là toàn bộ thông tin về người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thủ tục định cư, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức liên lạc sau:

Số Hotline: 1900 3498

Tổng đài hỗ trợ gọi từ nước ngoài về Việt Nam: +8428 7303 6167

Địa điểm làm việc hỗ trợ khách hàng. 

  • Thành phố Hồ Chí Minh:

    • 164 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

    • 190-192 Trần Quý, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đà Nẵng: 12 Phạm Phú Thứ, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng

  • Hà Nội: 30 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN XIN VISA ĐI ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI NGAY

Thu Thương 13:21 08/11/2023 | 104 lượt xem
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp