Mục lục [Hiện]
  1. Quy định của pháp luật về các loại phiếu lý lịch tư pháp
  2. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
    1. 2.1 Về mục đích cấp lý lịch tư pháp số 1 và số 2
    2. 2.2 Về đối tượng được cấp lý lịch tư pháp số 1 khác số 2 như thế nào?
    3. 2.3 Quyền ủy thác cho cá nhân khác thực hiện thủ tục
  3. Dịch vụ làm lý lịch tư pháp uy tín

Sự khác nhau của lý lịch tư pháp số 1 và số 2 [2024]

Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, có 02 loại phiếu Lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Mỗi loại sẽ có mục đích khác nhau cũng như là sẽ cung cấp một số thông tin khác nhau. Do đó nếu như bất kỳ ai muốn xin cấp Lý lịch tư pháp sẽ đều phải xác định được loại phiếu mình cần xin.

Trong bài viết này, Vietnam Booking sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về:

  • Quy định của pháp luật Việt Nam về các loại phiếu lý lịch tư pháp hiện nay

  • Phân biệt được 2 loại Lý lịch tư pháp số 1 và số 2 

Cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây nhé.

Quy định của pháp luật về các loại phiếu lý lịch tư pháp

Theo quy định của nhà nước Việt Nam tại khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, có 02 loại Phiếu Lý lịch tư pháp hiện nay đang được các cơ quan tư pháp cấp cho cá nhân. Đó bao gồm:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho các đối tượng là cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này. Tức là cho công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mục đích của phiếu lý lịch tư pháp số 1 nhằm để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp hay hợp tác xã;

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này. Tức là cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như là cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó có thể biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Quy định lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 có điểm gì khác nhau? Đó là thắc mắc của rất nhiều khách hàng của Vietnam Booking. Chúng tôi xin trả lời cụ thể phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 sẽ khác nhau cơ bản ở 4 nội dung dưới đây:

  • Đối tượng xin cấp của phiếu lý lịch tư pháp

  • Mục đích sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp 

  • Nội dung thể hiện trên phiếu lý lịch tư pháp

  • Ủy quyền cho cá nhân khác để thực hiện thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết phiếu lý lịch tư pháp số 1 số 2:

Khoản mục

Lý lịch tư pháp số 1

Lý lịch tư pháp số 2

Đối tượng

Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp Việt Nam, đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ bao gồm:

  • Công dân Việt Nam hiện đang cư trú tại Việt Nam hoặc là nước ngoài

  • Người nước ngoài đã hoặc đang lưu trú tại Việt Nam

  • Các Cơ quan nhà nước, tổ chức doanh nghiệp kinh tế, tổ chức chính trị và xã hội.

 

Đối tượng được cho phép xin cấp lý lịch tư pháp số 1 sẽ bao gồm:

  • Cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam

  • Cá nhân người có mong muốn xin lý lịch tư pháp của bản thân.

Mục đích

Mục đích cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ là để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp hay là hợp tác xã. Ngoài ra thì lý lịch tư pháp số 1 còn dùng để bổ sung hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Về thắc mắc phiếu lý lịch tư pháp số 2 để làm gì, thì theo quy định của pháp luật, lý lịch tư pháp số 2 được cấp nhằm các mục đích sau:

  • Phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan công tố

  • Nhằm để các cá nhân yêu cầu làm lý lịch tư pháp số 2 có thể biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung

Theo quy định tại Điều 42 của Luật lý lịch tư pháp Việt Nam năm 2009, lý lịch tư pháp số 1 sẽ chứa các nội dung sau đây:

  • Thông tin về người được cấp lý lịch tư pháp

  • Thông tin về tình trạng án tích của người xin cấp. Trong phần này, Lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi nội dung rõ ràng như sau:

    • Đối với các cá nhân không bị kết án thì sẽ được ghi “không có án tích”. Trong trường hợp người bị kết án nhưng chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích” kèm theo tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.

    • Đối với các cá nhân đã được xoá án tích và thông tin về việc xóa án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì sẽ được ghi là “không có án tích”;

    • Đối với những người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì sẽ ghi là “không có án tích”.

  • Thông tin về việc cấm đảm nhiệm các chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là những thông tin không bắt buộc. Thông tin này được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. Có nghĩa  đây là những thông tin không bắt buộc trên Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 theo quy định của luật pháp

Theo quy định tại Điều 43 của bộ Luật lý lịch tư pháp năm 2009 thì lý lịch tư pháp số 2 sẽ có các nội dung sau đây:

  • Thông tin về người được cấp lý lịch tư pháp

  • Thông tin về tình trạng án tích. Trong phần này, Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi rõ:

    • Đối với người không bị kết án thì sẽ được ghi là “không có án tích”;

    • Đối với người đã bị kết án thì sẽ ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xóa án tích. Còn đối với án tích chưa được xóa thì ghi rõ ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người xin lý lịch tư pháp bị kết án bằng các bản án khác nhau thì ghi rõ ràng thông tin về án tích của người đó theo thứ tự thời gian.

  • Thông tin chi tiết về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là những thông tin bắt buộc và người yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2 không có quyền chọn có ghi thông tin này hay không.  

Ủy quyền

Cá nhân muốn được cấp lý lịch tư pháp số 1 hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục giúp mình tại cơ quan hành chính tư pháp.

Trong trường hợp này, cần phải có văn bản ủy quyền có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp người yêu cầu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện thủ tục và không thể ủy quyền cho cá nhân khác.

Về mục đích cấp lý lịch tư pháp số 1 và số 2

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp nhằm để phục vụ công tác quản lý nhân sự, làm hồ sơ xin việc, giấy phép lao động, hoạt động đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,... Phục vụ cho việc làm visa lao động,...

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ được cấp để người xin lý lịch biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử,…

Về đối tượng được cấp lý lịch tư pháp số 1 khác số 2 như thế nào?

Theo Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, có hai loại Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp bởi các cơ quan tư pháp. Đó là:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Dành cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng. Phiếu lý lịch tư pháp để mục đích quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối tượng áp dụng bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Dành cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra, cá nhân cũng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Về đối tượng được cấp lý lịch tư pháp số 1 khác số 2Về đối tượng được cấp lý lịch tư pháp số 1 khác số 2

Về nội dung trên mỗi loại lý lịch tư pháp

Theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp quy định nội dung trên mỗi Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

 

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thông tin chung

Họ và tên, giới tính, ngày - tháng - năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân (căn cước công dân) hoặc là hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp.

Tình trạng án tích

  • Đối với người không bị kết án thì ghi rõ là “không có án tích”.

Lưu ý: Trường hợp các cá nhân bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì sẽ ghi “có án tích” kèm theo tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.

  • Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp: sẽ được ghi “không có án tích”.

  • Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì sẽ ghi “không có án tích”.

- Đối với người không bị kết án thì ghi rõ là “không có án tích”.

- Đối với người đã bị kết án: Nội dung ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Lưu ý: Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó sẽ được ghi đầy đủ theo thứ tự thời gian.

Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

 

Quyền ủy thác cho cá nhân khác thực hiện thủ tục

Phiếu lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ chứng minh tình trạng hình sự của một cá nhân. Tùy theo mục đích sử dụng, có hai loại phiếu lý lịch tư pháp là số 1 và số 2. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1, người yêu cầu có thể nhờ người khác đại diện làm thủ tục xin cấp, miễn là có văn bản ủy quyền hợp pháp hoặc là người thân trong gia đình. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, người yêu cầu phải tự mình đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục, không được ủy quyền cho bất kỳ ai. Đây là quy định của Luật Lý lịch tư pháp năm 2019.

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp uy tín

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp uy tín của Vietnam Booking là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giấy tờ pháp lý cho khách hàng. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình làm lý lịch tư pháp nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin cần thiết, chúng tôi sẽ hoàn thành hồ sơ và gửi cho bạn trong thời gian ngắn nhất. Dịch vụ của chúng tôi được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng và uy tín.

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp uy tínDịch vụ làm lý lịch tư pháp uy tín, nhanh chóng tại Vietnam Booking

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và hưởng những ưu đãi hấp dẫn từ Vietnam Booking, qua các hình thức sau:

📲 Hotline: 1900 3498 

📲 Tổng đài hỗ trợ gọi từ nước ngoài về Việt Nam: +8428 7303 6167

📌 Thành phố Hồ Chí Minh:

  • 164 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • 190-192 Trần Quý, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

📌 Đà Nẵng: 12 Phạm Phú Thứ, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng.

📌 Hà Nội: 30 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trên đây là tất cả các thông tin về lý lịch tư pháp số 1 và số 2 mà bạn có thể tìm hiểu. Tuy nhiên, về việc xin lý lịch tư pháp sẽ gặp một số khó khăn, nếu bạn không nắm rõ quy trình. Do đó, hãy để Vietnam Booking là người đồng hành, giúp đỡ bạn trong quá trình làm lý lịch tư pháp suôn sẻ hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng  1900 3498 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

NHẬN TƯ VẤN XIN PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP NGAY

Thảo Thảo 08:57 09/12/2023 | 0 lượt xem
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp