Mục lục [Hiện]
  1. Lý do phổ biến dẫn đến trượt visa châu Âu
  2. Giải pháp khắc phục khi trượt visa châu Âu
  3. Một số câu hỏi thường gặp khi trượt visa châu Âu?

Trượt visa Châu Âu có xin lại được không? 6 nguyên nhân & cách khắc phục

Visa châu Âu (visa Schengen) là loại giấy phép nhập cảnh cho phép du khách đi đến quốc gia thành viên của khu vực Schengen. Tuy nhiên, tỷ lệ trượt visa châu Âu hiện nay đang ở mức cao, gây hoang mang cho nhiều người có ý định du lịch hoặc công tác tại khu vực này. Lý do trượt visa có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm hồ sơ xin visa chưa đầy đủ, thiếu sót thông tin, hoặc không đáp ứng các yêu cầu của cơ quan lãnh sự.

Vietnam Booking sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về lý do trượt visa Schengen phổ biến và cách khắc phục để tăng tỷ lệ đậu visa. Cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

trượt visa châu Âu

Nguyên nhân và cách khắc phục khi trượt visa châu Âu.

Lý do phổ biến dẫn đến trượt visa châu Âu

Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị trượt visa châu Âu, tuy nhiên một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

1. Sử dụng giấy tờ giả mạo, đã hết hạn hoặc không hợp lệ

Việc sử dụng giấy tờ giả mạo, đã hết hạn hoặc không hợp lệ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trượt visa châu Âu. Đại sứ quán/Lãnh sự quán các nước châu Âu có quy trình thẩm định hồ sơ rất nghiêm ngặt và họ có thể dễ dàng phát hiện ra những sai sót trong giấy tờ.

Việc sử dụng giấy tờ giả mạo, không chính xác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bị cấm xin visa vĩnh viễn vào khu vực Schengen.

2. Kế hoạch chuyến đi không rõ ràng và logic

Một trong những lý do phổ biến tiếp theo dẫn đến trượt visa châu Âu là kế hoạch chuyến đi không được xác định rõ ràng và logic. Điều này có thể bao gồm:

  • Lịch trình du lịch mơ hồ, thiếu cụ thể về địa điểm tham quan, thời gian di chuyển, nơi lưu trú.
  • Mục đích chuyến đi không phù hợp với loại visa xin cấp.
  • Không cung cấp được bằng chứng về kế hoạch chi tiết cho chuyến đi (vé máy bay, đặt phòng khách sạn,...).

3. Cung cấp khả năng tài chính không rõ ràng

Thông tin tài chính không rõ ràng hoặc thiếu sót là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rớt visa châu Âu. Đại sứ quán/Lãnh sự quán cần có bằng chứng xác thực khả năng tài chính của bạn để đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả trong suốt thời gian lưu trú tại châu Âu. Những lỗi thường gặp liên quan đến điều kiện tài chính bao gồm:

  • Thiếu sao kê tài khoản ngân hàng: Đây là bằng chứng quan trọng nhất về khả năng tài chính của bạn. Sao kê tài khoản cần thể hiện số dư tài khoản đủ để chi trả cho chi phí chuyến đi, bao gồm vé máy bay, chỗ ở, ăn uống, di chuyển, tham quan,...
  • Mức thu nhập không phù hợp: Mức thu nhập của bạn cần tương xứng với chi phí sinh hoạt tại quốc gia châu Âu bạn dự định đến.
  • Nguồn gốc tài chính không rõ ràng: Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thể yêu cầu giải thích về nguồn gốc số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn, đặc biệt là nếu có khoản tiền lớn bất ngờ.
  • Thiếu giấy tờ chứng minh thu nhập: Nếu bạn có thu nhập từ kinh doanh, bạn cần cung cấp giấy tờ chứng minh thu nhập như giấy phép kinh doanh, hóa đơn bán hàng, báo cáo thuế,...
  • Thông tin tài chính không khớp với thông tin khác: Thông tin về khả năng tài chính của bạn cần nhất quán với thông tin khai báo trong hồ sơ xin visa và các tài liệu khác.

4. Hộ chiếu "trắng"

Hộ chiếu trắng là hộ chiếu chưa từng được đóng dấu nhập cảnh nước ngoài nào. Việc thiếu lịch sử du lịch khiến Đại sứ quán/Lãnh sự quán châu Âu khó có thể đánh giá được mục đích chuyến đi của bạn, lo ngại bạn có thể có ý định ở lại châu Âu bất hợp pháp.

5. Không mua bảo hiểm du lịch

Bảo hiểm du lịch là một điều kiện bắt buộc để xin visa Schengen. Đây là biện pháp đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả cho các chi phí y tế, tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác trong suốt thời gian lưu trú tại khu vực Schengen. Nếu không có bảo hiểm du lịch hợp lệ có thể dẫn đến hồ sơ xin visa của bạn bị từ chối.

Theo đó, các yêu cầu cần thiết về bảo hiểm du lịch khi xin visa Schengen gồm:

  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong suốt thời gian lưu trú tại toàn bộ khu vực Schengen và bao gồm ngày khởi hành và ngày khỏi khu vực này. Lưu ý điều chỉnh thời hạn bảo hiểm cho phù hợp với sự chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và châu Âu.
  • Mức bảo hiểm tối thiểu khi xin visa châu Âu là 30.000 EUR.
  • Bảo hiểm phải chi trả các khoản gồm phí vận chuyển y tế hồi hương trong trường hợp ốm đau, phí y tế và điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
  • Nếu mua bảo hiểm ngoài khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một quốc gia thuộc khối Schengen để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm.
  • Người có bệnh nền, dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai: Nên mua bảo hiểm hạng cao hoặc loại bảo hiểm có chi trả cho các trường hợp này.
  • Chi phí điều trị bệnh không nằm trong phạm vi bảo hiểm: Người xin visa cần chứng minh khả năng chi trả cho những chi phí này.​

6. Không chứng minh được mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam

Chứng minh được mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin visa châu Âu. Nếu bạn không thể chứng minh được điều này, Lãnh sự quán/Đại sứ quán có thể nghi ngờ rằng bạn có ý định ở lại châu Âu bất hợp pháp, dẫn đến việc hồ sơ xin visa của bạn bị đánh rớt.

Các cách để chứng minh mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam, bao gồm:

  • Có việc làm ổn định: Giấy tờ chứng minh việc làm như hợp đồng lao động, bảng lương, sổ bảo hiểm xã hội,...
  • Có nhà cửa/tài sản: Giấy tờ chứng minh sở hữu nhà cửa, đất đai, xe cộ,...
  • Có gia đình: Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh con cái,...

nguyên nhân trượt visa châu Âu

6 nguyên nhân chính dẫn đến trượt visa châu Âu?

Ngoài ra, một số lý do khác có thể khiến bạn rớt visa châu Âu:

  • Vi phạm quy định xuất nhập cảnh tại các nước khác.
  • Có hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
  • Có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
  • Đại sứ quán nghi ngờ bạn có ý định ở lại châu Âu bất hợp pháp.

Giải pháp khắc phục khi trượt visa châu Âu

Khi đối diện với tình trạng trượt visa châu Âu, chắc hẳn nhiều người cảm thấy rất thất vọng và bối rối. Tuy nhiên, không nên bỏ cuộc hoặc mất lòng tin, bởi vẫn có những giải pháp khắc phục mà bạn có thể áp dụng để cố gắng lần nữa và có cơ hội thành công. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể xem xét:

1. Tìm hiểu nguyên nhân trượt visa

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân mà visa của bạn bị từ chối. Điều này giúp bạn đánh giá lại hồ sơ của mình và tìm ra những điểm yếu cần cải thiện. Có thể nguyên nhân từ chối visa là do thiếu chứng minh tài chính, không rõ ràng về mục đích đi du lịch, hoặc không có kế hoạch trở về nước. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn chuẩn bị kế hoạch khắc phục hiệu quả hơn.

2. Khắc phục những sai sót trong hồ sơ

  • Bổ sung đầy đủ hồ sơ: Cung cấp đầy đủ tất cả các giấy tờ theo yêu cầu của Đại sứ quán/Lãnh sự quán, đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của thông tin.
  • Giải thích rõ ràng mục đích chuyến đi: Cung cấp bằng chứng cụ thể về mục đích chuyến đi như lịch trình du lịch, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thư mời tham dự hội nghị,...
  • Chứng minh khả năng tài chính: Cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng, giấy tờ chứng minh thu nhập, bảo hiểm du lịch,... để chứng minh bạn có đủ khả năng chi trả cho chi phí chuyến đi và có thể quay trở về Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi.
  • Chứng minh mối liên hệ với Việt Nam: Cung cấp bằng chứng về công việc, nhà cửa, gia đình,... để chứng minh bạn có mối liên hệ chặt chẽ ở Việt Nam và sẽ quay về sau khi chuyến đi kết thúc.

Khắc phục hồ sơ visa châu Âu

Cải thiện hồ sơ xin visa châu Âu để nâng cao tỷ lệ đậu visa sau khi bị đánh rớt.

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ dịch vụ làm visa uy tín

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự khắc phục sai sót và chuẩn bị hồ sơ thì việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ dịch vụ làm visa uy tín là một lựa chọn thông minh. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị hồ sơ, tư vấn về các yêu cầu cụ thể và giúp bạn tăng cơ hội được cấp visa.

Vietnam Booking là một trong những dịch vụ làm visa uy tín hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi đã giúp đỡ hàng ngàn khách hàng xin visa châu Âu thành công. Hãy liên hệ ngay với Vietnam Booking qua hotline: 1900 3498 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xin visa Châu Âu nhanh chóng, uy tín!

dịch vụ làm visa Schengen

Vietnam Booking - Đơn vị hỗ trợ làm visa Schengen trọn gói, uy tín.

Một số câu hỏi thường gặp khi trượt visa châu Âu?

1. Trượt visa Châu Âu có xin lại được không?

Có, bạn có thể nộp lại visa châu Âu sau khi bị đánh rớt, tuy nhiên bạn cần khắc phục những lý do khiến visa bị từ chối trước đây. 

2. Trượt visa châu Âu bao lâu thì xin lại được?

Phần lớn các Đại sứ quán/Lãnh sự quán không có quy định cụ thể về thời gian bạn có thể nộp lại visa sau khi bị từ chối. Do đó về nguyên tắc, khi trượt visa châu Âu lần 1, đương đơn có thể nộp lần 2 xin lại ngay lặp tức. Tuy nhiên, để tăng tỉ lệ đậu visa khi xin lại, bạn nên căn cứ vào lý do bị đánh rớt để chọn thời gian nộp hồ sơ hợp lý hơn. Chẳng hạn nếu bạn trượt visa châu Âu vì lý do chứng minh tài chính, bạn có thể sẽ cần sao kê bảng lương tối thiểu 3 tháng gần nhất. Điều này tương đương với việc bạn phải chờ khoảng 4 tháng tiếp theo mới xin lại được visa.

3. Nguyên nhân nào phổ biến dẫn đến trượt visa châu Âu?

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Hồ sơ không chính xác, thiếu hoặc không hợp lệ.
  • Năng lực tài chính không đủ.
  • Không có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.
  • Lịch sử vi phạm quy định xuất nhập cảnh.

4. Tôi có thể làm gì sau khi bị từ chối visa?

  • Xem xét kỹ lưỡng lý do từ chối visa: Đọc kỹ quyết định từ chối để xác định cụ thể lý do bạn bị đánh trượt. Từ đó, bạn có thể khắc phục những thiếu sót trong hồ sơ cho lần nộp tiếp theo.
  • Bổ sung hồ sơ: Tùy vào lý do từ chối, bạn có thể bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết để chứng minh cho mục đích chuyến đi, năng lực tài chính, mối liên hệ với Việt Nam,...
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ hoặc cần tư vấn cụ thể về lý do từ chối, bạn có thể tham khảo ý kiến từ dịch vụ làm visa uy tín như Vietnam Booking.

5. Khả năng đậu visa sau khi bị từ chối là bao nhiêu?

Việc dự đoán khả năng đậu visa sau khi bị từ chối là rất khó khăn vì mỗi hồ sơ xin visa đều mang tính chất riêng biệt. Lý do từ chối visa trong từng trường hợp cũng khác nhau, do đó không thể đưa ra một con số chính xác cho tỷ lệ thành công.

Bài viết trên của Vietnam Booking đã cung cấp đầy đủ thông tin nguyên nhân và cách khắc phục khi trượt visa châu Âu. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa thể xác định lý do khiến hồ sơ visa của mình không được duyệt, hãy liên hệ ngay với Vietnam Booking qua hotline: 1900 3498 hoặc để lại thông tin bên dưới để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia visa châu Âu giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN XIN VISA CHÂU ÂU NGAY

Ha Trinh 11:41 27/06/2024 | 10 lượt xem
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp